Câu chuyện “Cần câu, con cá, người ăn xin” – Tầm quan trọng của thái độ sống
Câu chuyện kể rằng vào một ngày nọ, ở làng chài có một thanh niên đi câu cá, trên đường về gặp một người ăn xin sắp chết đói. Anh thanh niên thương tình nên bắt trong giỏ cá của mình vừa đi câu về cho người ăn xin một con cá. Người ăn xin đã nướng ăn và thoát được cơn đói.
Anh thanh niên về rất vui, gặp anh bạn hàng xóm kể lại câu chuyện mình đã làm được một việc thiện. Anh bạn hàng xóm lắc đầu bảo rằng anh làm như vậy là không chắc đã tốt. “Không chỉ cho cá, cậu nên cho người ăn xin cần câu để ông ta tự mình đi câu kiếm sống. Không tin, ngày mai cậu đi qua sẽ thấy người ăn xin đó vẫn bị cơn đói hành hạ.”- Anh hàng xóm nói.
Ngày hôm sau anh thanh niên rủ anh bạn hàng xóm cùng đi câu. Khi trở về, quả như lời anh hàng xóm nói, hai người gặp lại người ăn xin đang nằm lả bên vệ đường. Anh thanh niên lại cho người ăn xin cá và anh hàng xóm cho người ăn xin cần câu. Cả hai trở về trong tâm trạng vui vẻ vì đã làm được việc thiện. Trên đường về hai người gặp một anh bạn khác cùng xóm. Cả hai hào hứng kể lại câu chuyện trên cho anh hàng xóm này nghe. Anh hàng xóm này lắc đầu nói: “Các cậu làm vậy chưa ổn. Cho người ăn xin cần câu rồi nếu không chỉ cho ông ta cách câu thì ông ta câu thế nào được cá. Ngày mai trở lại các cậu sẽ thấy người ăn xin vẫn bị đói.”
Ngày hôm sau cả ba người cùng đi câu. Khi trở về, quả như lời anh hàng xóm nói, ba người gặp lại người ăn xin đang nằm còng queo, quắp chiếc cần câu lả bên vệ đường. anh thanh niên lại cho người ăn xin cá và anh hàng xóm sửa lại cần câu, anh bạn hàng xóm mới giảng giải tỉ mỉ phương pháp câu cá, từ mắc mồi câu đến phương pháp câu từng loại cá…v.v ..Thế rồi cả ba trở về trong tâm trạng đầy hưng phấn, tin chắc từ nay người ăn xin sẽ không sợ đói nữa. Khi ba người về gặp ông lão ngư trong làng – một người từng trải, đầy kinh nghiệm, người đã gắn bó cả cuộc đời với nghề đi câu, cả ba hào hứng kể lại câu chuyện người ăn xin. Lão ngư ngẫm nghĩ một lát rồi lắc đầu nghi hoặc: “Các cậu đã làm đúng, thế nhưng lão nghĩ chưa đủ. Lão chỉ sợ thiếu một điều có lẽ còn quan trọng hơn. Các cậu chỉ cho người ăn xin công cụ, kỹ năng, phương pháp, tôi tin người ăn xin này vẫn đói!
Các cậu biết tại sao không? Lão ngư hỏi.
Ba thanh niên ngơ ngác, mong lão ngư giải thích giùm.
Lão ngư nói:
– Thứ nhất người ăn xin làm nghề này nhiều năm, nó đã ngấm vào máu của ông ta, và đó là thói quen của ông ta, trong đầu ông không có khái niệm tự đi kiếm miếng cơm manh áo cho mình, mỗi ngày mới đến trong đầu ông ta chỉ có khái niệm xin, xin và xin mà thôi, vì vậy trước tiên các con cần giúp ông ta định hình lại suy nghĩ.
– Thứ hai như các con đã biết không phải cứ thả mồi xuống là đã có cá đôi khi phải kiễn nhẫn câu cả tiếng, cả buổi…có khi cả ngày không được con nào bài học thứ hai ông ta phải học đó là kiên trì.
– Thứ ba có một yếu tố cực kỳ quan trọng , nó lại thích tại sao cả đời ông ta chỉ đi ăn xin, đó chính là niềm tin của ông ta. Trước buổi hôm nay vào vài ngày trước lão có nói chuyện với ông ta một lúc, lão có hỏi một câu rằng: Sức lực của ông vẫn dồi dào như vậy sao không học một nghề gì đó để kiếm sống hoặc có thể đi câu cùng tôi?
Các con có biết ông ta trả lời sao? Ông ta nói: “Ông giỏi tôi không theo ông được, tôi sinh ra đã mang phận ăn xin rồi, cha mẹ tôi ngày trước cũng làm nghề này, số tôi khổ sẵn rồi, tôi không làm được cái gì nên hồn cả!”
Các con nghĩ sao? Cái người ăn xin này thiếu không phải là công cụ, kỹ năng hay phương pháp mà ông ta thiếu thái độ sống đúng đắn!
Cả ba nghi hoặc, chưa thực sự tin lời của lão ngư, nhưng để kiểm tra, ngày hôm sau nữa, ba thanh niên cùng rủ lão ngư đi câu. Không ngờ rằng, trên đường về nhà, cả bốn người gặp người ăn xin ngày nọ trở về với nghề cũ của mình. Ba thanh niên nài nỉ lão ngư chỉ cho người ăn xin thái độ sống đúng. Lão ngư ngần ngại: “Thái độ sống phải đào luyện thường xuyên nhờ sự định hướng, tác động của gia đình, nhà trường và xã hội, không thể ngày một ngày hai mà có được, và tự thân rèn luyện.”…..
Theo UNESCO ba thành tố hợp thành năng lực của con người là: Kiến thức, kỹ năng và thái độ. Hai yếu tố sau thuộc về kỹ năng sống, có vai trò quyết định trong việc hình thành nhân cách, bản lĩnh, tính chuyên nghiệp. Trong đó kiến thức chiếm 4%, kỹ năng chiếm 26 %, thái độ chiếm 70%
Hãy xem vai trò từng yếu tố, có sự đầu tư hợp lý để phát huy tối đa năng lực bản thân để thành công.
Chức Giáo Sư
Post a Comment